Categories
Cách làm rượu cái

Cách làm cơm rượu tại nhà cực đơn giản

Các cách làm cơm rượu tại nhà có thể nói về cơ bản đều có quy trình giống nhau. Tùy thuộc từng loại gạo nếp được chọn, mỗi công thức sẽ có thành phần nguyên liệu khác nhau, cho ra thành phẩm có hương vị đặc trưng riêng. Để có thành phẩm cơm rượu được làm tại nhà thật ngon, bạn chỉ cần nắm rõ quy trình và một số nguyên tắc cơ bản là có thể làm cơm rượu thành công, dù sử dụng nguyên liệu gạo nếp nào đi chăng nữa. Hãy tìm hiểu chi tiết hơn về điều này, cũng như tham khảo cách làm cơm rượu phổ biến đang được ưa chuộng hiện nay, qua nội dung sau đây nhé.

Cách làm cơm rượu tại nhà cực đơn giản
Cách làm cơm rượu tại nhà cực đơn giản

Một số nguyên tắc cần lưu ý về kỹ thuật làm cơm rượu

Kỹ thuật chọn nguyên liệu

Về men rượu, nên cẩn trọng mua loại men mới được sản xuất, không bị mốc, xuất xứ rõ ràng, tránh men Trung Quốc. Tốt nhất là sử dụng bánh men thuốc Bắc để hương vị cơm rượu thành phẩm đặc trưng, hấp dẫn hơn.

Về gạo nếp để nấu cơm rượu, bạn cần chọn loại cho vị cơm rượu phù hợp sở thích, khẩu vị của bản thân và các thành viên trong gia đình nếu chỉ làm để ăn ở nhà. Mỗi loại gạo khác nhau, sẽ cho vị cơm rượu khác nhau. Hơn nữa, nên chọn hạt gạo còn lớp vỏ đục – chất cám dinh dưỡng bao quanh bên ngoài.

Về dụng cụ làm cơm rượu, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như nồi cơm điện, đồ nghiền men cơm rượu, lá chuối hoặc lá sen được làm sạch và phơi ráo, dụng cụ ủ cơm rượu phù hợp, khay hoặc mâm to để thực hiện bước làm nguội cơm gạo nếp nấu chín.

Kỹ thuật làm cơm rượu cơ bản

Các khâu quan trọng cần lưu ý trong suốt quá trình ủ cơm rượu là bước ngâm gạo, rải cơm sau khi nấu chín, và thời gian ủ men cơm rượu. Trong đó, thời gian ngâm gạo tốt nhất là qua đêm – tương ứng ít nhất 8 tiếng. Ở bước nấu cơm gạo nếp chín và rải lên mâm, hoặc khay, thì chỉ nên để nhiệt độ cơm còn ấm ấm, để quá trình ủ men làm cơm rượu diễn ra thuận lợi và hoàn hảo. Thời gian ủ men cơm rượu trung bình từ 2 đến 4 ngày, tùy khẩu vị và đối tượng sử dụng – như dành cho bà bầu ăn cơm rượu hay dùng bình thường hoặc dùng cho các dịp Lễ, Tết.

Lưu ý trong cách ủ cơm rượu với nhiều loại gạo khác nhau

Mang thành phần, giá trị dinh dưỡng khác nhau, cũng như hương vị khác nhau, dĩ nhiên thành phẩm cơm rượu khi sử dụng loại gạo nếp khác nhau sẽ có những đặc trưng riêng. Tùy sở thích, bạn có thể tùy chọn loại gạo nguyên liệu phù hợp với mình. Trong số đó, gạo nếp cẩm và gạo nếp lứt là 2 loại thực phẩm đem đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhất. Thế nên, giới khoa học đặc biệt khuyến khích chúng ta sử dụng chúng để chế biến cơm rượu.

Tuy nhiên, đây cũng là 2 loại gạo cứng nhất, do đó, tốt nhất nên ngâm hẳn qua đêm trong từ 8 đến 10 giờ đồng hồ để hạt gạo mềm ra, giúp quá trình nấu cơm rượu dễ thực hiện thành công hơn. Cách ủ cơm rượu với 2 loại gạo này cũng khá đơn giản, hãy thử áp dụng theo hướng dẫn ở phần tiếp theo đây nhé.

Cách làm cơm rượu tại nhà cực đơn giản với gạo nếp cẩm và nếp lứt

Cách ủ cơm rượu nếp cẩm

Nguyên liệu gồm: 500gram nếp cẩm, 3 viên men cơm rượu, 5 – 6 lá chuối, tô sành, rá tre sạch.

Cách nấu cơm rượu nếp cẩm ngon:

Bước 1: Nấu cơm gạo nếp cẩm với lượng nước vừa phải, không nhão cũng không quá khô. Men đem giã cho nhuyễn và mịn, chia làm 2 phần.

Bước 2: Thành công của các cách làm cơm rượu tại nhà dù với loại gạo nếp nào cũng phụ thuộc vào bước này. Cơm chín thì xới ra, làm tơi và rải trên mâm cho nhiệt độ hạ xuống bớt nóng, hơi ấm. Bắt đầu rải 1 phần men lên cơm và trộn đều, tiếp tục lật mặt cơm lại và rắc phần men còn lại và trộn nhẹ tay.

Bước 3: Lấy lá chuối bọc kín cơm rượu trộn men ở bước 3, đặt lên 1 rá tre sạch, bỏ tất cả lên 1 cái tô sành để chắt riêng phần nước rượu. Rồi đặt các dụng cụ này vào dụng cụ ủ.

Bước 4: Ủ cơm rượu từ 2 đến 4 ngày, thấy dậy mùi, thử vị ngọt nồng là dùng được rồi. Có thể kết hợp ăn cơm rượu với sữa chua, với xôi vò,…để tăng cảm giác ngon miệng và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Cách làm cơm rượu gạo nếp lứt

Nguyên liệu chuẩn bị với tỷ lệ, thành phần khi ủ cơm gạo nếp lứt tương tự như cách làm cơm rượu tại nhà bằng nếp cẩm như trên. Các bước thực hiện cũng có quy trình tương tự. Bạn chỉ cần thay nguyên liệu nếp cẩm bằng nếp lứt. Lưu ý đừng vo gạo kỹ quá, sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng nằm ở lớp vỏ cám bao quanh hạt gạo. Nếu muốn dùng nước cơm rượu lên men còn gọi là rượu sữa, khi ủ đủ độ, bạn có thể đổ thêm rượu trắng vào – khoảng nửa lít đến 1 lít tương ứng với các tỷ lệ nguyên liệu trên – và ủ thêm tầm 2 tuần nữa là được.

Bạn cũng có thể thấy, cách làm cơm rượu tại nhà không phải là thử thách với các bà nội trợ hay những chị em nào yêu thích công việc bếp núc. Qua kỹ thuật, một vài nguyên tắc, lưu ý cơ bản, cùng ví dụ điển hình về 2 cách làm cơm rượu từ nếp cẩm và nếp lứt như đã trình bày, hẳn bạn có thể làm cơm rượu tại nhà dễ dàng thành công. Chúc bạn thực hiện được món cơm rượu thơm ngon không kém ngoài hàng nhé.

Trúc Nguyễn tổng hợp